fbpx

Cách thu hút khác tham quan đến với Bảo Tàng

Cách thu hút khác tham quan đến với Bảo Tàng

cach-thu-hut-khach-tham-quan-den-voi-bao-tang


Không phải tự nhiên mà trang dịch vụ du lịch trực tuyến TripAdvisor xếp việc đến tham quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thứ hai, sau Bảo tàng Dân tộc học, trong “danh sách những việc nên làm đầu tiên” khi tới Hà Nội. Những thay đổi trong suy nghĩ và hành động của bảo tàng này đã giải thích điều đó.
Trong bài tham luận tại Hội thảo khoa học- thực tiễn “Làm thế nào thể thu hút công chúng đến bảo tàng?”, bà Nguyễn Thị Bích Vân, giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho rằng để thu hút khách tới thăm quan, cần có chiến lược phát triển cụ thể, kết hợp giữa hệ thống trưng bày và hoạt động quảng bá.
Bà Vân tự hào chia sẻ số lượng khách tới Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đạt con số kỷ lục: chỉ riêng trong ba tháng đầu năm, lượng vé tham quan bán ra đạt 150.000 lượt, bằng lượng vé cả năm 2012; cùng với đó là việc trang đánh giá trực tuyến TripAdvisor bình chọn Bảo tàng là “một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất Việt Nam”.
Bà cho biết, trước đây, mặc dù sở hữu một hệ thống trưng bày tốt, nhưng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chỉ có lượng khách rất khiêm tốn: từ 50 đến 70 khách/ngày. Nhằm cải thiện tình hình, toàn bộ ban lãnh đạo Bảo tàng đã quyết định “bắt đầu tất cả lại từ đầu với những chiến lược hoàn toàn mới”, mà việc đầu tiên là “thay đổi diện mạo bấy lâu”.
Qua một thời gian dài nâng cấp và sửa chữa, tới hết năm 2011, sân vườn, nhà vệ sinh của Bảo tàng đã được cải tiến toàn bộ, thêm vào đó là hệ thống đường lên dành cho người tàn tật. Theo bà, hiện nay, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam “tự hào với một diện mạo bắt mắt, phần nào quảng bá hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam tới người dân thủ đô, cũng như khách nước ngoài, ngay khi đi qua Bảo tàng”.
Trong vòng bốn đến năm năm, Bảo tàng đã tích cực đổi mới nguồn lực bằng cách gửi các cán bộ nghiên cứu đi học tập ở nước ngoài, trau dồi thêm kiến thức về cách quảng bá, giới thiệu hình ảnh Bảo tàng đến với công chúng.

cach-thu-hut-khach-tham-quan-den-voi-bao-tang-2
Sau khi kết thúc việc phân tích, học tập cách làm của các đồng nghiệp nước ngoài, Bảo tàng bắt tay ngay vào việc đổi mới hệ thống trưng bày “sao cho bắt mắt, hiện đại nhất có thể”. Bà Vân cho biết, chuyên đề về gian trưng bày tín ngưỡng thờ Mẫu “được đầu tư và phát triển trong suốt hai năm rưỡi”, là “một trong những công trình nổi bật và đem lại bước ngoặt của Bảo tàng”.
Không chỉ dừng lại ở vấn đề chuyên môn, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam còn nghiên cứu và đưa vào phát triển các chiến lược marketing như: tổ chức các buổi gặp mặt với những công ty du lịch, lữ hành; nâng cao chất lượng dịch vụ: mở điều hòa liên tục vào mùa hè, xây dựng khu gửi đồ, khu vệ sinh chất lượng cao; hay đặc biệt hơn là “chiến lược mở cửa Bảo tàng thứ hai”, mà theo bà, đây là “một việc mà trong thời điểm đó, chưa hề có tiền lệ”.
Cùng với các thay đổi đó, Bảo tàng cũng kết hợp tổ chức các sự kiện, hoạt động thu hút khách tham quan như: “Phòng khám phá” cho thiếu nhi, các CLB cho cả người lớn và trẻ em, đồng thời liên tục đánh giá, rút kinh nghiệm “tại chỗ” từ chính các hoạt động này, và “tất nhiên là giá thành phải rẻ hơn các dịch vụ bên ngoài”, bà Vân tự hào.
Tuy nhiên, không phải tất cả các bảo tàng khác đều có những thành công vượt trội như Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Tham luận của bà Nguyễn Thị Khánh Hằng, phó GĐ Bảo tàng Tôn Đức Thắng, phần nào cho thấy thực trạng đáng lo ngại của một trong những bảo tàng trực thuộc T.Ư.
Bà Hằng cho biết, mặc dù bảo tàng “nằm cạnh sông Sài Gòn, trên một con đường lớn, nhưng lượng khách tham quan rất ít”. Trong bốn năm 2008-2012, “trung bình chỉ có hơn 60.000 lượt khách trong nước và gần 2000 lượt khách nước ngoài/năm”. Theo bà, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là do những hiện vật và các câu chuyện về vị lãnh tụ Tôn Đức Thắng “chưa dễ hiểu với người xem, chưa chứa đựng cảm xúc, thiếu yếu tố công nghệ cao để thu hút công chúng”.
Phát biểu của PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hội Di sản Văn hóa Việt Nam nhấn mạnh: “Nếu không đổi mới và phát triển, một khi trình độ của công chúng ngày càng cao, các bảo tàng sẽ tự trở nên đơn điệu, nhàm chán, thiếu sức hấp dẫn và không theo kịp nhu cầu”.
Theo ông, vấn đề này không thể giải quyết “một sớm, một chiều, hoặc thông qua một vài hội nghị, hội thảo, mà đòi hỏi một quá trình sự bài bản và nghiêm túc.

Gọi mua hàng: 0888698888